Nếu VNPT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 20% và Viettel đạt 60% thì năm 2010 sẽ là năm đầu tiên Viettel - sim so dep chính thức “qua mặt” VNPT – doanh nghiệp có lịch sử phát triển trên 60 năm.
Nếu kế hoạch đặt ra cho năm 2010 được thực hiện, VNPT sẽ đạt doanh thu 94.000 tỷ đồng, trong khi doanh thu của Viettel sẽ là 96.000 tỷ đồng, cao hơn 2.000 tỷ.
Sẽ có cuộc "soán ngôi" lịch sử?
Năm 2009, VNPT đã cố gắng đưa ra nhiều dịch vụ mới để tăng sức cạnh tranh trên thị trường viễn thông.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho biết, đầu năm 2009 VNPT đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thị trường BCVT của Việt Nam. Vì vậy, Bộ TT&TT đã đề nghị VNPT phải đặt ra mức tăng trưởng cao hơn và trên thực tế doanh nghiệp này đã đạt chỉ tiêu tăng trưởng tốt. Ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VNPT cho biết, trong năm 2009 VNPT đạt doanh thu 78.600 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2008, lợi nhuận đạt 13.500 tỷ đồng. Năm 2010, thị trường sẽ cạnh tranh gay gắt hơn, VNPT đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu trên 20% và lợi nhuận trên 10%. Như vậy, doanh thu trong năm 2010 của VNPT sẽ đạt khoảng 94.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, năm 2009 Viettel đạt được doanh thu 60.000 tỷ đồng, lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Đây là năm thứ 5 Viettel phát triển nhanh. 4 năm trước phát triển trên 100%, năm 2009 phát triển 80%. Trong 5 năm qua, tổng doanh thu của Viettel tăng 32 lần. Ông Hùng cho biết, trong năm 2010 Viettel đặt mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, với tốc độ ít nhất là 60%. Như vậy, doanh thu của Viettel trong năm 2010 sẽ khoảng 96.000 tỷ đồng.
Những mục tiêu tăng trưởng doanh thu trên khiến nhiều người không khỏi giật mình bởi doanh thu năm 2010 của VNPT sẽ là 94.000 tỷ đồng, nhưng Viettel lại là 96.000 tỷ đồng. Trong năm 2009 doanh thu của Viettel ít hơn VNPT là 18.000 tỷ đồng và lợi nhuận ít hơn là 3.500 tỷ đồng. Nhưng nếu mục tiêu 2010 của cả hai tập đoàn này được hiện thực hóa thì lần đầu tiên, 1 doanh nghiệp mới bước vào thị trường viễn thông được 10 năm (và chỉ thực sự mạnh mẽ từ 6 năm trở lại đây) đã “qua mặt” được “người khổng lồ” VNPT với trên 60 năm lịch sử phát triển.
Những năm trước đây, khi các chuyên gia của ITU sang chia sẻ kinh nghiệm mở cửa thị trường viễn thông cho Việt Nam, họ đã đưa ra ví dụ về các quốc gia mở cửa thị trường viễn thông và khẳng định các doanh nghiệp chủ lực sẽ không bao giờ bị triệt tiêu. Thế nhưng, các chuyên gia lại chưa đề cập đến một kịch bản khác, rằng các doanh nghiệp chủ lực có thể bị các doanh nghiệp mới tham gia thị trường “qua mặt”.
VNPT cần “những đêm không ngủ”
Nếu thực sự Viettel “qua mặt” VNPT về doanh thu trong năm 2010 thì chắc chắn sẽ có nhiều bài học được đúc rút từ sự kiện đó. Bắt đầu bước vào thị trường viễn thông với gần như “hai bàn tay trắng”, sau 10 năm Viettel vươn mình trở thành tập đoàn BCVT mạnh của quốc gia. Bài học từ sự thành công của Viettel là luôn đặt mình trong thách thức và áp lực để “tìm đường sống” và tạo ra sức bật mạnh hơn cho chính mình. Trong những thành công đó, có cả bài học về “những đêm không ngủ” để nghĩ cách làm sao ngày mai chạy nhanh hơn, xa hơn. Bài học đó đáng để cho rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải học tập.
Trong khi đó, VNPT lại chuyển động khá chậm và lùng nhùng cơ chế. Công bằng mà nói trong 2 năm trở lại đây, VNPT cũng đã có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, sau khi dần thoát khỏi những dư âm của những vấp váp trước đó. Thậm chí, trong năm 2009 nhiều chi nhánh của Viettel tại các địa phương đã thừa nhận họ nhìn thấy “VNPT ở địa phương đang thức dậy”, sau một thời gian Viettel “đánh chiếm” vào thị trường này gần như vào chỗ “không người”. Những áp lực “khoán” cũng đã bắt đầu thúc ép VNPT các tỉnh bắt đầu phải “giáp lá cà” với các đối thủ chứ không còn tâm lý ngồi đợi khách hàng tìm đến như trước đây. Điều này tốt cho cả VNPT, khách hàng và thậm chí cho cả chi nhánh Viettel ở các địa phương.
Nếu như những năm trước, “quả đấm thép” của VNPT là VinaPhone liên tục “tụt dốc” thì năm 2009 mạng này cũng đã lấy được đà phát triển. Thậm chí, có những thời điểm VinaPhone đã trở thành mạng có tốc độ phát triển thuê bao vượt qua Viettel và MobiFone tại thị trường phía Bắc. Nhưng tất cả đó là chưa đủ để mạng này thay đổi thứ hạng trên thị trường di động.
Cho dù các đơn vị của VNPT bắt đầu chịu sức nóng của kế hoạch giao và sức nóng của cạnh tranh, nhưng nhiều ý kiến cho rằng dường như nó vẫn “chưa đủ nhiệt” để biến thành hành động cho sự phát triển đột phá. Tất cả các “ghế” chỉ huy của các đơn vị trong VNPT mới chỉ bị “chớm nóng” chứ chưa đến mức bị “bỏng”. Điều này rất khác với Viettel và FPT và sẽ khó trở thành sức ép thực sự nóng bỏng.
Nguy cơ bị soán ngôi lịch sử đang cận kề với VNPT giống như nước đã tràn đến chân. Điều đó đòi hỏi VNPT phải nhảy, mà phải nhảy xa để thoát khỏi nguy cơ đó. Như vậy, những người cầm lái cho “con tầu” VNPT phải “nhiều đêm không ngủ”. Và nếu có được “nhiều đêm không ngủ” chắc chắn VNPT sẽ có cuộc “cách mạng” để mang trong mình sức bật mới, mà trước mắt là tăng trưởng nhiều hơn con số 20% doanh thu.
Trang
Ý nghĩa Sim số đẹp
Con số như thế nào là đẹp, sau đây là ý nghĩa của những con số:
1: chắc (chắc chắn), 2: mãi (mãi mãi), 3: tài, 4: tử, 5: ngũ (hoặc “ngủ”), 6: lộc, 7: thất, 8: phát, 9: thừa. Thế nên mới sinh ra chuyện khó phân giải: những người Việt mê số đề thì thích SIM số 78 (ông địa) nhưng người Hoa lại không thích vì 78 được đọc thành “thất bát”. Riêng các số 0, 1, 9 thì chỉ có nghĩa khi đứng chung với số khác, số 1 tượng trưng cho sự khởi đầu nên cần đứng trước, số 9 tượng trưng cho sự kết thúc nên cần đứng cuối cùng.VD:SIM 040404 (“không tử”) thì sẽ đắt hơn so với 141414 (“chắc tử”)
1: chắc (chắc chắn), 2: mãi (mãi mãi), 3: tài, 4: tử, 5: ngũ (hoặc “ngủ”), 6: lộc, 7: thất, 8: phát, 9: thừa. Thế nên mới sinh ra chuyện khó phân giải: những người Việt mê số đề thì thích SIM số 78 (ông địa) nhưng người Hoa lại không thích vì 78 được đọc thành “thất bát”. Riêng các số 0, 1, 9 thì chỉ có nghĩa khi đứng chung với số khác, số 1 tượng trưng cho sự khởi đầu nên cần đứng trước, số 9 tượng trưng cho sự kết thúc nên cần đứng cuối cùng.VD:SIM 040404 (“không tử”) thì sẽ đắt hơn so với 141414 (“chắc tử”)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét